Tranh cãi các hãng hàng không cân hành khách như cân hành lý
Hoàng Phúc háo hức chia sẻ: “Chúng mình yêu nhau được hơn 3 năm rồi. Mấy ngày tết mình sẽ phải ở nhà cùng gia đình, nhưng đến mùng 5 mình sẽ bắt xe lên Bình Dương để tận hưởng ngày Tình nhân bên người yêu”.Cholimex Food báo cáo Đại hội đồng cổ đông 2024 và tầm nhìn chiến lược 20 năm
Ngày 8.3, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận và đưa về cứu hộ một con khỉ cụt đuôi do người dân trên địa bàn H.Bình Chánh bàn giao.Ông Nguyễn Văn Trung (ở xã Tân Nhựt, H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, con khỉ trên ông được một người tặng vào năm 2024. Khi đó, con khỉ đã có đặc điểm bị cụt đuôi. Trong quá trình nuôi, ông Trung thấy khỉ bị nhốt trong chuồng nên tội nghiệp. Ông Trung đã liên hệ kiểm lâm để bàn giao, mong muốn thả khỉ về lại tự nhiên.Đến tiếp nhận, kiểm lâm xác định đây là khỉ đuôi dài, giới tính đực, nặng khoảng 4,6 kg, tên khoa học là Macaca fascicularis, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Khỉ đuôi dài trên có có đặc điểm cụt đuôi.Kiểm lâm sau đó đã gây mê con khỉ, đưa về Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi (TP.HCM) để chăm sóc sức khỏe, cứu hộ theo quy định. Trước đó, ngày 4.3, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM vừa phối hợp Vườn quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) thả 42 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.Theo đó, số động vật hoang dã trên thuộc 11 loài, gồm: mèo rừng, rùa núi vàng, rùa ba gờ, rùa răng, rùa đất lớn, rùa cổ sọc, tê tê Java, trăn gấm, trăn đất, khỉ đuôi lợn, kỳ đà hoa.Số động vật hoang dã này chủ yếu do người dân tự nguyện giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM. Sau thời gian được chăm sóc sức khỏe, cứu hộ tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ chi, số động vật hoang dã trên được lực lượng chức năng thả về Vườn quốc gia Chư Yang Sin.
Xiaomi ra mắt đồng hồ thông minh Watch 2
Hôm nay 15.1, UBND TP.Hà Nội vừa có các quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An (thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội), Trường THPT Sơn Tây trở thành Trường THPT chuyên Sơn Tây. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.Cụ thể, Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây là hai cơ sở giáo dục phổ thông công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của Hà Nội, được tổ chức và hoạt động tuân thủ các quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT đối với trường THPT chuyên theo quy định.Trường chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của sở GD-ĐT và các cơ quan khác có liên quan của Hà Nội. Cũng theo các quyết định trên, Trường THPT chuyên Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây được hưởng các chế độ, chính sách của trường THPT chuyên theo quy định tại Thông tư số 05/2023/QĐ-BGDĐT ngày 28.2.2023 của Bộ GD-ĐT về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên và theo các quy định hiện hành.Trước khi có quyết định trên, Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây là những trường THPT công lập bình thường nhưng có lớp chuyên. Khi xây dựng đề án trở thành trường THPT chuyên, các trường này nêu thực tế, do vẫn hoạt động như trường THPT không chuyên nhưng lại thực hiện nhiệm vụ của cả trường chuyên nên nhà trường có một số khó khăn như thiếu giáo viên dạy một số môn chuyên; chưa có chính sách học bổng và chế độ khen thưởng đối với học sinh, giáo viên lớp chuyên; thiếu nguồn kinh phí đào tạo bồi dưỡng học sinh.Như vậy, sau khi trở thành trường THPT chuyên, nguồn lực đầu tư cho nhà trường cũng như các chính sách cho giáo viên và học sinh sẽ được nâng cao và thuận lợi hơn.Theo đề án xây dựng Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây thành trường chuyên thì các mô hình khác lớp chuyên của những trường này (phổ thông, song ngữ, song bằng) tiếp tục duy trì đến khi học sinh đang học tốt nghiệp THPT.
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Nắng nóng gay gắt, nước giải khát, giải nhiệt đắt hàng
Bộ Tư pháp đang thẩm định hồ sơ dự án luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo này do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo.Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho hay, dự thảo luật được thiết kế theo hướng kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian, đồng thời phát huy những kết quả tích cực đã đạt được của việc tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trong thời gian qua.Cụ thể, tại thành phố trực thuộc T.Ư, thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư, thị xã, thị trấn tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.Trong khi đó, tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.UBND tại nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính trực thuộc UBND cấp trên, hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính. Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND do chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.Tại tỉnh, huyện, xã, thị trấn (trừ xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và xã thuộc thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư) tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.Đối với đơn vị hành chính ở hải đảo, các huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trừ trường hợp đối với các huyện đảo có quy mô lớn, có yếu tố đặc thù về quốc phòng an ninh thì việc tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện đảo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.Đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.Vẫn theo dự thảo, để bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đề xuất quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bànĐồng thời giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các ban của HĐND các cấp.Căn cứ khung số lượng theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương.Dự thảo phân biệt cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc và hoạt động của UBND tại nơi có tổ chức HĐND và UBND tại nơi không tổ chức HĐND.Trong đó, UBND tại nơi có tổ chức HĐND sẽ có các chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch và một số ủy viên UBND. Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch, ủy viên UBND; khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và giao thẩm quyền cho HĐND các cấp quyết định số lượng phó chủ tịch UBND; số lượng, cơ cấu thành viên UBND; số lượng, tên gọi cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.UBND hoạt động theo chế độ tập thể UBND kết hợp với trách nhiệm cá nhân của chủ tịch UBND và từng thành viên UBND. Quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền riêng của chủ tịch UBND…Đối với UBND tại nơi không tổ chức HĐND sẽ có cơ cấu tổ chức gồm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND (không có chức danh ủy viên UBND). UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng; chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND theo quy định của pháp luật.